Bảo hiểm xã hội Đống Đa trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội là cơ quan sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam). Địa chỉ tại 44 Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, Đống Đa, thành phố Hà Nội.
– Kho bạc Nhà nước Đống Đa: Số hiệu tài khoản: 3741 – Mã quan hệ ngân sách: 9052860
– Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt nam – Chi nhánh Hà Nội II, Số hiệu tài khoản: 1505 202 901 075
– Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành, Số hiệu tài khoản: 12 210 009 801 040
– Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, Số hiệu tài khoản: 0451 005 666 888
– Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Số hiệu tài khoản: 901 035 000 002
– Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đống Đa, Số hiệu tài khoản: 0591 101 532 001
Lưu ý:
Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN trong Nội dung cần ghi rõ Mã đơn vị (Ví dụ: YN01234) – Tên đơn vị. Trường hợp đơn vị lập một chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền nộp cho từng mã đơn vị.
VSSID là gì
VSSID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số trên thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ứng dụng VSSID có các tiện ích sau
– Tra cứu mã số BHXH.
– Tra cứu BV có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, số BHXH.
– Tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
– Tra cứu thông tin hưởng chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh BHYT.
– Tra cứu thời gian sử dụng thẻ BHYT.
– Tra cứu địa chỉ cơ quan BHXH, đại lý thu BHXH gần nhất.
– Tương lai có thể thay thế thẻ BHYT, sổ BHXH.
– Có hỗ trợ trực tuyến 24/7.
Giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) và quản lý quỹ BHXH, BHYT. Chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của UBND TP.
BHXH Thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ, có dấu, tài khoản riêng.
– Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH; cấp các loại sổ, thẻ BHXH, BHYT.
– Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện.
– Tổ chức quản lý, phát triển và lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH.
– Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ BHXH theo quy định.
– Tổ chức thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đảm bảo khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ BHXH.
– Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng quy định.
– Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí. Chế độ kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước, của BHXH Việt Nam và hướng dẫn BHXH cấp huyện thực hiện.
– Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước. Và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.
– Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn tỉnh.
– Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHXH.
– Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh.
– Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính. Và tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH Việt Nam.
– Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Việt Nam và UBND tỉnh theo quy định.
Nguồn: hanoi.baohiemxahoi.gov.vn